1
Bạn cần hỗ trợ? 0904.567.388 (Zalo, Viber)
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Hot
Home » Thủ thuật máy tính » Hướng dẫn cài Windows 7/8/10 ở chế độ UEFI từ WinPE

Hướng dẫn cài Windows 7/8/10 ở chế độ UEFI từ WinPE

Cách cài mới Windows trên UEFI từ WinPE

Theo kinh nghiệm khi cài mới Windows trên nền UEFI mình luôn sử dụng Minitool Partition Wizard để chuyển đổi. Cách an toàn nhất và thành công 100% khi convert thì khuyên trước khi chuyển đổi từ MBR sang GPT, tất cả các phân vùng của bạn nên được chia trước (tức không phải là Unallocated)

Cách convert ổ cứng từ MBR sang GPT bằng Minitool Partition Wizard

Trước khi convert:


Sau khi convert:


Delete phân vùng cài Windows trước khi cài:



Phân vùng đã xong, giờ tiến hành cài Windows

Bước 1: Copy file ISO vào ổ cứng và làm như hình


Bước 2: Truy cập vào ổ đĩa vừa mount được chạy file Setup để tiến hành cài đặt


Bước 3: Khởi chạy Command Prompt để chạy Diskpart (chỉ làm bước này nếu muốn cài thêm Mac OS để chạy dualboot)

Lệnh Miêu tả
Diskpart Khởi chạy công cụ Diskpart
List disk Liệt kê danh sách ổ cứng trên máy bạn
Select disk 0 Chọn ổ đầu tiên (nếu muốn cài trên ổ khác thì thay số 0 thành số tương ứng)
Create Partition EFI Size=512 Tạo phân vùng EFI dung lượng 512MB
Format Quick fs=FAT32 Label=“EFI” Format phân vùng EFI thành FAT32 (không format cũng được)
Create Partition MSR Size=128 Tạo phân vùng MSR 


Lưu ý: Sau hình 2 bộ cài Windows sẽ hiện danh sách phân vùng trên máy bạn. Nếu trước đó bạn chưa delete phân vùng muốn cài Windows thì giờ bạn tiến hành delete hết tụi nó thành Unallocated. Đối với trường hợp cài lại Windows trên UEFI, bạn xóa luôn các phân vùng Reserved Partition (MSR), Recovery Partition (nếu có) , EFI System Partition để gộp chung với phân vùng cài Win thành một phân vùng Unallocated duy nhất. Các phân vùng này dung lượng chỉ tính bằng MB nên khá dễ nhận biết



Bước 4: Thoát Command, nhấn Refresh để cập nhật lại tình trạng phân vùng, chọn vào Unallocated và nhấn next để cài Windows


Bước 5: Ngay khi máy tính vừa khởi động lại, bạn rút ngay USB để tránh gây xáo trộn tên của phân vùng dữ liệu sau khi cài đặt